Mỗi dịp tháng 2, 3 giữa tiết trời xuân ấm áp, núi rừng Tây Bắc lại trắng trời hoa ban nở. Những cánh hoa trắng nhỏ xinh biểu trưng cho đất, người Điện Biên với vẻ đẹp của sự tinh khôi vươn lên từ nhọc nhằn đá núi. Từ lâu hoa đã gắn với đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc và trở thành tài sản chung của người dân Việt Nam. Hãy cùng Lala Flower tìm hiểu chi tiết hơn về giống hoa đặc biệt này trong những thông tin ngay sau đây nhé!
Người dân tộc ví hoa ban là “Vua của các loài hoa”. Hình ảnh những cánh hoa trắng cùng hương thơm quyến rũ đã gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc. Từ ngàn đời cho tới hiện nay, hoa vẫn giữ được trọn vẹn vẻ đẹp cùng sắc hương ngọt ngào thể hiện cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Hoa ban là hoa gì?
- Tên gọi khác: Ban trắng, ban sọc, móng bò sọc, ban Tây Bắc.
- Tên trong khoa học: Bauhinia Variegata.
- Họ: Đậu – Fabaceae.
- Phân họ: Caesalpiniaceae – Họ Vang.
Nguồn gốc giống hoa
Ban Tây Bắc có nguồn gốc được xác định từ vùng Đông Nam Á, trải dài từ miền nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Nepal cho tới Ấn Độ. Ở nước ta, ban trắng được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ, chủ yếu là Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên.Đặc điểm cây hoa
Cây hoa thuộc cây thân gỗ trung bình, chiều cao có thể cao trong khoảng từ 2 – 15m. Thân cây dù cao nhưng không mọc thẳng mà mọc kiểu uốn khúc, khẳng kheo, chia thành nhiều cành nhánh dài. Vỏ cây có màu nâu sẫm, lông tơ mịn bao phủ khi còn non. Các lông tơ mịn này sẽ dần tiêu biến cho tới thời điểm cây trưởng thành. Lá cây hoa ban dạng lá đơn, có 2 thùy mọc cách nhau với kích thước khá lớn trong khoảng từ 10 – 20cm. Phần lá có cuống dài, gốc có hình tim. Phiến lá dạng thuôn dài. Phần đầu xẻ sâu, phần rìa thuôn tròn tạo thành 2 thùy nông với màu xanh nhạt. Hai mặt lá nhẵn cho phần tán lá xòe rộng. Ban Tây Bắc thường có khoảng 4 – 5 cánh hoa, mọc tại ngọn cành hay phần nách lá với bán kính từ khoảng từ 5 – 7,5cm. Giống hoa thường tỏa ra hương thơm thoang thoảng. Nhị hoa thường nhỏ, có vị ngọt nên thường thu hút nhiều côn trùng. Trong đó, chủ yếu là các loài ong, bướm hút mật. Cây có lá thường rụng sớm nên cây ban thường sẽ chỉ có những cánh hoa khoe sắc rực rỡ khi mùa hoa nở từ khoảng tháng 3 Dương lịch tới tháng 5. Sau khi mùa hoa tàn, hoa cho quả nhẵn, dạng dẹp có độ dài khoảng 20 – 30cm với nhiều hạt có thể sử dụng để nhân giống. >>> Xem thêm: Hoa mào gà rực rỡ gửi gắm vận may, sung túc cho gia chủPhân loại hoa móng bò sọc
Ban đầu, tên gốc của cây hoa chỉ là cây ban. Tuy nhiên, có nhiều loài cùng tên, màu sắc khác nhau nên thông thường hoa sẽ được gọi theo màu sắc để dễ dàng phân biệt.Hoa ban trắng
Đây là giống hoa được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Loài hoa được yêu thích bởi mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu. Cây thuộc dạng thân gỗ, nhiều nhánh, có lông tơ. Khi mới nở, cây hoa thường có màu tím, sau đó, chuyển dần sang màu hồng nhạt và cuối cùng là màu trắng. Phần nhụy hoa thường có vị ngọt nên rất thu hút côn trùng.Hoa ban tím
Giống hoa có màu sắc đặc biệt với màu tím thủy chung. Cây hoa thường sai hoa nhất ở thời điểm tháng 4 – 5 dương lịch mỗi năm. Màu hoa đặc biệt nên giống hoa này thường được lựa chọn để trồng cây hoa cảnh trang trí.Hoa ban đỏ
Cây hoa sống lâu năm, thân gỗ mảnh, nhiều nhánh non, có lông tơ. Cây có tới 3 – 4 nhụy lép, nhị thụ từ 5 – 6, có màu sọc đỏ. Lá cây có dạng hình trái tim, cuống có dạng hơi tròn, nhọn dần ở phần cuối lá. Quả dạng dẹt từ 12 – 13 hạt. Cây hoa thường nở rộ vào thời điểm tháng 4 hoặc 5, đặc biệt phù hợp với khí hậu tại vùng núi nên thường được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc.Hoa ban hồng
Cây hoa không quá khác biệt về hình dáng so với ban trắng. Tuy nhiên, giống hoa cho hoa quanh năm, không có quả như các màu hoa khác. Hoa cánh to, màu hồng đậm rất đẹp mắt.Hoa ban vàng
Giống ban vàng có nguồn gốc từ vùng Sri Lanka. Cây dạng thân gỗ nhỏ chiều cao từ 2 – 3m, có lông (ngoại trừ phần trên của lá). Lá của cây hoa có hình bầu dục hay tròn tại gốc. Hoa có dạng màu vàng nhạt với chấm đỏ. Hoa đẹp, được yêu thích trồng làm cảnh cho bóng mát trên đường phố, công viên hay sân vườn. giống hoa vàng này rất thích nghi với khí hậu ôn hòa, chịu được rét, khô hạn, dễ trồng mọc khỏe và được nhân giống bằng cách gieo hạt là chủ yếu. >>> Xem thêm: Mê mẩn vẻ đẹp của hoa tử đinh hương cho không gian ngát hươngSự tích cây ban Tây Bắc
Hoa móng bò sọc được coi là một “sản vật” đặc trưng của rừng núi Tây Bắc. Từ hàng nghìn đời nay, loài hoa này đã đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân nơi núi rừng một cách rất tự nhiên. Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc, ban trắng kiêu hãnh xuất hiện trong những bản trường ca, truyền thuyết, hay những câu chuyện kể bên bếp lửa hàng đêm. Về sự tích loài hoa có một số những truyện kể về hoa còn lưu truyền cho tới ngày nay phải kể tới như:Truyện kể của đồng bào Thái
Xưa kia, trong cộng đồng người Thái có anh hùng dân tộc tên là Chương Han. Oong là người dám đứng lên chống lại vua chúa, thánh thần sách nhiễu dân lành. Sau khi ông mất đi, người dân tộc Thái đã buộc những mảnh khăn tang lên các cành cây để tỏ lòng thương tiếc Chương Han. Thời gian trôi đi như có phép nhiệm màu đã hóa những mảnh khăn tang thành những đóa ban trắng trong và tinh khiết.Truyện kể của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc
Thuở ấy, trong một bản nọ có một chàng trai tên Khum đem lòng yêu cô gái tên Ban. Khum vừa giỏi làm nương lại vừa có tài săn bắn. Ban lại là người khéo tay dệt vải lại có giọng hát làm say đắm lòng người. Thế nhưng, chuyện tình của họ đã không thành vì bố của nàng vì ham giàu sang nên đã gả nàng cho con trai nhà tạo mường. Tên con trai này vốn là thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng. Không thể chống lại ý cha, nàng Ban đã chạy trốn sang bản của Khum để cầu cứu. Thế nhưng, không may tới nhà Khum thì được tin chàng theo cha đi mua trâu tại bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình buộc vào cầu thang của nhà người yêu rồi đi tìm chàng, nhưng chàng Khum đã đi cùng cha đi mua trâu tại bản xa. Cô gái đi mãi qua hết núi này tới con suối nọ mà vẫn chưa tìm được người yêu. Cuối cùng nàng ngã gục trên ngọn núi cao. Nơi nàng Ban mất đi mọc lên một loài hoa búp trắng như búp tay người con gái. Mỗi độ xuân về hoa nở trắng tựa bông. Người đời gọi tên hoa như tên của cô gái: Hoa ban.Hoa ban tượng trưng cho điều gì?
Nhắc tới ban trắng là nhắc tới núi rừng Tây Bắc bao la, hùng vĩ và lãng mạn sắc hoa. Loài hoa mang trong mình câu chuyện huyền thoại và lịch sử giờ đây đã trở thành một giống hoa đặc trưng, biểu tượng cho con người, văn hóa cũng như du lịch của đất trời Tây Bắc:Trong quan niệm văn hóa
Ban Tây Bắc được ca ngợi, tôn thờ cũng như biểu tượng hóa, gắn liền với đời sống tâm linh của người Thái. Loài hoa sinh ra các nghi thức và lễ hội độc đáo, đặc sắc. Bởi vậy, người dân tộc này cũng đã có nhiều nét văn hóa gắn liền với hoa. Cứ vào đầu mùa, nhiều gia đình có thói quen chọn những cành ban về để trưng trong nhà cầu mong cho sức khỏe, bình an và hạnh phúc, mùa màng bội thu. Ngoài ra, nhiều cô gái Thái cũng có thói quen cài lên mái tóc những bông hoa này với mong ước luôn rực rỡ cũng như tươi thắm, sống lâu trăm tuổi tới khi bạc đầu giống màu trắng của loài hoa này.Trong tình yêu
Những bông ban Tây Bắc ẩn chứa ý nghĩa về sự chân thành, thanh cao. Đây là loài hoa biểu trưng cho một tình yêu trong sáng, thủy chung và vô cùng son sắc, gắn bó keo sơn, mãi không chia rời. Cây hoa nở rộ vào mùa hội hái hoa theo tập quán của Thái trắng. Trước đây ngày hội này chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái, ngày của tình yêu, tuổi trẻ,…Trong đời sống
Người Thái cho rằng, ban trắng là biểu tượng của đạo hiếu với cha mẹ. Những cành ban được trồng cũng là cách thể hiện lòng hiếu kính với song thân. Trong tiếng Thái, ban Tây Bắc còn được hiểu là hoa ngọt. Cây hoa nở rộ và đẹp nhất vào thời điểm tháng ba, tới đầu tháng tư hoa bắt đầu tàn. Khi nở rộ, cây hoa như chỉ có hoa mà không có lá. Người dân vùng cao xem ngày hoa nở để tính nông lịch. Theo đó, bà con sẽ phát nương khi hoa nở, tra hạt vào thời điểm hoa tàn. Theo quan niệm của cha ông, năm nào ban nở khắp suối, rừng cũng báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa.Công dụng của cây ban trắng
Hoa ban có nhiều công dụng gắn liền với đời sống của người dân Tây Bắc. Không chỉ nuôi dưỡng cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc mà cây ban còn có nhiều lợi ích như:Làm đẹp không gian
Cây ban có thân thẳng, tán rộng. Vì thế, giống hoa này không chỉ được trồng trên vùng núi mà còn được ưa chuộng trồng tại các cung đường tại Hà Nội hay tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cây hoa khi nở rộ sẽ làm nổi bật cả một góc trời. Hương thơm của hoa phảng phất giúp người ngửi cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Tán lá của cây rộng, là chỗ dừng chân thích hợp trong những ngày hè oi bức. Bên cạnh đó, nếu gặp những cơn mưa bất chợt cũng giúp mọi người trú chân che mưa hiệu quả. Chỉ trong thời gian cây ra hoa, cây ban Tây Bắc mới trút hết lá nhường chỗ cho sắc hóa. Trong suốt những tháng khác trong năm, cây ban luôn xanh tốt, giữ được màu xanh cho đường phố hiệu quả. Hơn nữa cây hoa sống được ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ban rừng Tây Bắc sẽ không cần thời gian chăm bón, tưới nước nhiều. Bởi vậy, rất phù hợp để trồng cây công trình.Món ăn ngon
Hoa móng bò sọc không chỉ mang trong mình vẻ đẹp tinh khôi của mảnh đất núi rừng mà còn được các cô gái Thái chế biến thành những món ăn ngon. Hiện tại, khi tới du lịch tại các tỉnh thành này du khách vẫn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ăn đặc biệt này với một số biến tấu độc đáo để mang tới cho thực khách những trải nghiệm hương vị hấp dẫn, độc đáo nhất. Để có được các thành phẩm ngon hoa và nụ khi hái xuống phải thật khéo léo, chọn bông lành lặn, cánh không bị dập nát. Cuống hoa thường có vị chát nhẹ, bùi, giòn nên có một số món được giữ lại, một số món không để không làm ảnh hưởng tới hương vị. Mặc dù không phải là đặc sản nhưng hương vị của các món ăn với loài hoa này luôn ẩn chứa nét độc đáo riêng của ẩm thực khu vực này.Nộm hoa ban
Cùng thời điểm ban Tây Bắc nở rộ cũng là lúc các loại rau ruộng, rau rừng mọc um tùm. Các bạn nên tận dụng hái về chế biến thành món nộm ngon miệng. Một số loại rau nộm được lựa chọn như: Rau rầm bóp, rau cải, rau má, măng rừng,…Sau khi được rửa sạch thì cho vào chõ và đồ chín. Ban rừng này mang đi chần qua với nước sôi nhưng phải thực hiện thật khéo để hoa vừa chín tới chứ không bị nhão. Sau đó, hoa được mang trộn với lạc rang giã nhỏ, nếm gia vị vừa miệng để tạo được món nộm rau rừng thanh mát và dễ ăn.Ban Tây Bắc xào măng đắng, thịt bò
Đây là món ăn ngon miệng từ móng bò sọc được rất nhiều du khách yêu thích khi du lịch tới đây. Mặc dù măng đắng rất khó khăn nhưng khi nấu cùng ban trắng lại cho hương vị hài hòa, vị đắng giảm dần lại cho vị ngọt và bùi hơn. Trước khi nấu, măng được thái mỏng theo chiều dọc. Sau đó, măng được xào chín thì đổ thịt bò vào xào sơ. Cuối cùng mới cho ban trắng vào đảo qua lửa, nêm nếm gia vị và thêm tỏi, lá mùi tàu vào. Mùi vị của các loại nguyên liệu quyện cùng nhau khiến cho món ngon từ loài hoa này mang một hương vị đậm chất núi rừng.Canh xương nấu hoa móng bò sọc
Món canh ngon được người Thái sáng tạo từ lâu. Xương ninh nhừ và cho thêm hoa đã được rửa sạch vào. Ngoài ra, họ còn biến tấu thêm cùng với một ít măng khô, rau, gạo nếp giã nhỏ và ngâm qua đêm. Tập tục ăn uống của người Thái ít ăn canh suông kiểu lõng bõng nước. Họ thường nấu canh sền sệt, đủ thịt, rau, gạo. Vì thế, món canh với loài hoa của núi rừng còn rất phổ biến cho tới ngày nay.Công dụng với sức khỏe
Có nhiều tài liệu cho rằng, cây móng bò sọc còn là vị thuốc dân gian rất hiệu quả. giống hoa này có thể điều trị các bệnh như viêm họng, ho khan, búp, lá hoa chữa kiết lỵ và các bệnh liên quan tới tiêu hóa. Ở nhiều quốc gia khác, vỏ cây hoa còn được sử dụng để điều trị các vết thương hở, lở loét hay mụn nhọt. Phần rễ cây cũng được sử dụng để chữa các chứng bệnh liên quan tới đầy hơi, chướng bụng hay khó tiêu,… một cách hiệu quả.Cây ban trắng trong nghệ thuật
Những cánh ban trắng tinh khôi, nhấn nhá sắc hồng, tím vô cùng thơ mộng cùng hương thơm thoảng nhẹ làm xuyến xao biết bao trái tim, viết nên bao vần thơ, câu hát thể hiện trọn vẹn tâm tư:Thơ hoa ban
Cây ban Tây Bắc với vẻ đẹp thuần khiết, thường được các thi sĩ phác họa quan các bài thơ hay, giàu ý nghĩa: “Tao nhân mặc khách đang say Sắc hoa trắng nõn, muốn vay chút tình? Hỡi hoa ban trắng xinh xinh! Có nghe ta đã ngỏ tình em không?” (Em, hoa ban trắng Đà Lạt – Tuyền Linh) “Giữa đại ngàn hoa ban đầy huyền ảo Lòng ta say chân lảo đảo bước đi Chẳng hiểu sao ta bỗng thấy lâm li Hoa ban trắng đã nhâm nhi nỗi nhớ” (Hoa ban trắng – Nguyễn Thái Cơ)Bài hát hoa ban
Những ca khúc viết về cây hoa móng bò sọc rất nhiều. Loài hoa với vẻ đẹp hoang sơ, mang đậm hơi thở của núi rừng đã được thể hiện trọn vẹn thông qua từng câu hát: “Vẫn còn nguyên trong ba lô chiếc áo trấn thủ Vẫn còn nguyên trong trang thơ, nhành hoa ban ép vội Cho tôi mơ, cho tôi sống những ngày Điện Biên năm xưa Cho tôi yêu, cho tôi hát những lời Điện Biên hôm nay.” (Hoa ban – Quang Minh)Cách trồng cây hoa móng bò sọc
Mặc dù cây hoa móng bò sọc chủ yếu mọc tại các khu vực núi rừng. Tuy nhiên, nếu muốn trồng trang trí tại nhà các bạn vẫn có thể trồng và giúp hoa sinh trưởng tốt bằng các cách thức như sau:Trồng bằng hạt
Có thể lựa chọn trồng ban Tây Bắc thông qua hạt từ quả già, các bạn có thể lựa chọn: – Chuẩn bị:- Đất trồng: Không cần đất trồng quá màu mỡ. Tuy nhiên, với các cây con cũng nên chuẩn bị kỹ càng. Người trồng có thể trộn đất tại chỗ với các loại phân hữu cơ + mùn/xơ dừa để tăng cường độ xốp.
- Bầu ươm: Tạo lỗ dưới bầu ươm. Qua đó, đảm bảo đáp ứng được độ tơi xốp, tăng cường khả năng thoát nước.
- Bước 1: Tách hạt từ các quả cây hoa đã già, khô. Sau khi tách phơi thêm 2 lần nắng và ngâm trong nước 1 ngày.
- Bước 2: Ủ trong vài ngày, khi nào thấy hạt nứt trắng là có thể mang hạt đi gieo.
- Bước 3: Khi gieo vùi hạt hơi nông xuống dưới bầu đất. Tiếp đó, lấp nhẹ lại và che chắn cẩn thận. Sau đó, phủ một lớp rơm lên trên để có thể tránh được nắng gắt.
- Bước 4: Tưới nước mỗi ngày. Thông thường, sau khoảng 5 ngày thì bỏ lớp rơm rạ che phủ để các hạt có thể dễ dàng nảy mầm.
- Bước 5: Tiếp tục thực hiện tưới cây hoa. Khi cây đã đạt khoảng 10cm thì bón phân vi lượng. Cho tới thời điểm cây hoa đạt được chiều cao hơn 30cm thì có thể tiến hành tách bầu, trồng ra đất.
Trồng bằng cây con
Đây là cách thức trồng hoa móng bò phổ biến nhất tại nhà. Các bước cần thực hiện khi trồng cây như sau: – Chuẩn bị:- Chọn cây con: Chọn cây khỏe mạnh, không mắc tình trạng sâu bệnh. giống hoa này có nhiều màu khác nhau nên cân nhắc chọn giống nào, màu gì để tạo được sự đồng bộ.
- Đất trồng: Chọn đất có dinh dưỡng tốt, độ thoát nước cao để cây có được độ sinh trưởng tối ưu.
- Mật độ trồng: Cây hoa được trồng trong điều kiện tự nhiên sẽ phát triển nhanh, cành vươn dài theo thời gian. Mật độ trồng cây lý tưởng, tối ưu nhất là 10m giữa 2 cây với nhau.
- Bước 1: Đào hồ vừa với kích thước cũng như chiều dài của rễ.
- Bước 2: Trồng vào chính giữa tâm.
- Bước 3: Đắp đất kỹ càng để cây không bị lung lay. Có thể dùng cọc đứng buộc vào thân cho cây đứng vững hơn.
- Bước 4: Tưới ẩm nước cho đất mỗi ngày. Thời điểm vừa trồng xuống cần chú trọng chăm sóc thường xuyên để rễ cắm chắc với đất và bám rễ tốt hơn.
Trồng bằng cách giâm cành
Ngoài hai cách thức trên, người trồng hoa ban cũng có thể trồng cây bằng phương thức giâm cành bằng các phương thức sau: – Chuẩn bị:- Dao, kéo cắt cành chuyên dụng.
- Chậu, bầu trồng.
- Giá thể.
- Chất kích rễ
- Bước 1: Dùng dao sắc cắt một cành từ cây mẹ đang trồng. Chọn cành khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Các bạn nên tìm cành không quá già/non, tốt nhất là cành bánh tẻ (vị trí có nhánh hình chữ Y). Cắt cành khoảng 10 – 15cm, bỏ lá ở trên chỉ giữ lại khoảng 3 lá. Chú ý nên cắt khi sáng sớm, cây mẹ còn cứng, đầy nước, cho cơ hội đâm rễ mạnh mẽ hơn.
- Bước 2: Ngâm cành vừa chọn vào trong dung dịch kích rễ trước khi trồng cây.
- Bước 3: Chuẩn bị giá thể tơi xốp, sạch khuẩn, thông thoáng và thoát được nước tốt, giàu dinh dưỡng hữu cơ. Người trồng có thể trộn giá thể theo đúng tỉ lệ 4 đất _ 3 phân trùn quế + 2 mụn dừa + 1 trấu hun.
- Bước 4: Cho giá thể liếp để trồng. Sau đó, cắm cành giâm vào giá thể, nghiêng một góc 45 độ, chiều sâu khoảng 1 /2 độ dài của cành giâm. Ở độ nghiêng này sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của cây với đất để kích rễ mọc ra nhiều hơn.
- Bước 5: Đặt chậu giâm tại nơi có mái che, tránh ánh nắng trực tiếp khiến cành bị héo. Chú ý tưới nước cho giá thể để giữ độ ẩm.
- Bước 6: Cành giâm xuất hiện rễ thì đưa ra vườn trồng.
Cách chăm sóc cây hoa móng bò sọc
Ban Tây Bắc là giống cây hoa khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh và có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh tốt. Vì thế, giống hoa này thường không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăm sóc.Tưới nước
Nhu cầu nước của cây ban không cao nên khoảng từ 2 – 3 ngày mới cần tưới nước một lần. Khi tưới hoa cũng cần chú ý tới lượng nước. Đồng thời, tưới với lượng vừa đủ, làm ẩm đất. Nếu tưới quá nhiều có thể khiến cho cây bị úng rễ. Tùy theo thời điểm trồng thời tiết nắng mưa như thế nào mà các bạn có thể tăng, giảm lượng nước, giảm tần suất tưới sao cho phù hợp.Dinh dưỡng
Định kỳ 3 tháng/lần các bạn bón phân cho cây hoa để giúp cây có đủ dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng tốt hơn. Trong điều kiện đất đã giàu dinh dưỡng lý tưởng thì phải tới 6 tháng mới cần bón phân/lần. Người trồng có thể chọn thay đổi các loại phân như NPK, phân lân, kali, ure, phân hữu cơ, hoặc phân chuồng để bón phân. Khi thực hiện bón phân cần rải xa gốc. Khi bón xong cần tưới nước ngay cho phân tan. Nhờ vậy, có thể giúp cho cây dễ hấp thu hơn.Ánh sáng
Cây hoa ban cần phát triển tán rộng vì cần nhu cầu cây cần không gian sống rộng, nhiều ánh sáng. Người trồng nên trồng cây tại các vị trí thoáng mát, khi cây còn nhỏ để có thể tránh được ánh nắng gắt thì có thể dựng lưới che khi cây đã lớn thì có thể bỏ lưới che.Cắt tỉa
Đây quá trình không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây hoa. Các bạn cần thường xuyên quan sát, cắt tỉa các cành khô, mọc vượt để các tán phát triển mạnh mẽ. Cắt tỉa cành khoảng 2/3 thân dưới để tạo được tán trên cao giúp cho hoa ra đều, đẹp mắt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng nên loại bỏ sạch cỏ ở dưới gốc cây. Đây chính là tác nhân hút hết chất dinh dưỡng khiến cho cây phát triển không toàn diện.Phòng sâu bệnh
Cây ban Tây Bắc có sức sống mạnh mẽ, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, do đặc thù là cây hoa thân gỗ nên cần chú ý tới một số các bệnh sau:- Sâu đục thân bên trong thân cây: Nếu cây bị khoét ở sâu bên trong, đùn mùn gỗ ra ngoài thì cần phải sử dụng thuốc trừ sâu. Hoặc khoét các lỗ mới cho thuốc vào đắp, miệng lỗ lại.
- Rệp lá: Rệp khiến cho mặt lá có đốm trắng, hoa bị rụng ở phần lá. Các bạn nên dùng các loại thuốc phun bảo vệ thực vật để trị các loại sâu bệnh này.
Chụp ảnh hoa ban đẹp
Cây hoa móng bò sọc mê hoặc trái tim du khách với vẻ đẹp ngây thơ, thuần khiết tựa như những nàng thiếu nữ dân tộc nơi núi rừng. Loài hoa chinh phục trái tim người yêu hoa mỗi độ nở rộ. Hãy cùng Hoàng Yến Group ngắm nhìn những hình ảnh đẹp nhất về giống hoa này nhé!Câu hỏi về hoa móng bò sọc
Trong quá trình tìm hiểu về cây ban Lala FLower đã tổng hợp được một số các thông tin liên quan tới loài hoa này thông qua các câu hỏi như sau:Lễ hội hoa ban là gì?
Lễ hội cây ban còn được gọi với tên gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái vùng Tây Bắc tổ chức thường niên vào dịp tháng 2 âm lịch, bắt đầu từ năm 2014. Đây cũng là thời điểm mùa hoa nở rộ khắp núi rừng. Lễ hội hoa thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ tới công lao của các vị nhân thân tiền bối. Thông qua lễ hội cũng cầu chúc cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc. Lễ hội gắn liền với văn hóa tâm linh của trong đời sống tinh thần của người Thái. Tâm nguyện trong lễ hội mà đồng bào muốn hướng tới đó là thỉnh bái “Then” – Vị thần tối cao trong hàng ngũ các vị thánh thần theo quan niệm của người dân tộc Thái. Bên cạnh đó, là các hoạt động thỉnh bái nàng Ban – Nhân vật gắn liền với huyền thoại thể hiện cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái, tình yêu đôi lứa thủy chung, trọn vẹn. Ngoài ra, người dân tộc còn thỉnh bái ma trời, ma núi, ma mường, ma sông,…. phù hộ cho vạn sự tốt tươi, may mắn.Phần lễ
Người dân sẽ cùng nhau mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ thường gồm:- 01 con lợn.
- Vài cành ban và hoa.
- Chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, một vài nén hương và trầu cau.
- Thầy mo sẽ làm lễ cúng thần hang, thần rừng để cầu cho dân chúng có cuộc sống sung túc, ấm no.